
Cây Cũng Có Số Phận
Tháng mười một 11, 2024Người Tu Thích Ngược

Cũng có bạn comment bảo ông này sao tối ngày viết những cái xấu của Ba mẹ vợ.
Mình lấy vợ 7/2006 đến nay cũng 18 năm, vợ là con gái một.
Ba vợ mình ăn chay trường, tu tại gia, mình có sự tiếp nối đọc sách của ông nên khi quy y mình khẩn nguyện Sư Ông cho mình được đặt cách lấy pháp danh Huệ Phong, Huệ là tiếp của tên Ba vợ Trí Huệ, Phong là tên mình đúng với hạnh nguyện như con gió đưa trí tuệ lan toả đi xa. Sư Ông thấy phù hợp nên chấp thuận với pháp danh Huệ Phong.
Mình khác Ba vợ mình ở chỗ đọc kinh sách là hành, công phu thiền. Nên ngoài quan hệ cha con còn là đồng tu.
Một thời gian sau thì thấy “khoản cách tu” xa quá. Mình đã tới nơi tới chốn nhìn lại Ba vợ còn đang mãi nơi đâu.
Ông vẫn chìm trong luyến ái, ông không muốn các Sư Thầy gần gũi mình, ông bảo nó mà xuất gia đi tu là tôi giết nó ngay, ông sợ bỏ lại cháu ông ( Hai Đô), và con gái ông.
Mặc dù hai cha con ít nói chuyện với nhau nhưng nói bằng ngôn ngữ thiền, mình biết ông đang ở đâu, bị kẹt chỗ nào.
Người có tu thích người khác chỉ ra cái chưa tốt, cái xấu, cái nghiệp, cái vô minh người đời thích khen thích like.
Người tu thích yên tịnh cô độc một mình người thường thích đông vui, giải trí.
Người tu xem chướng ngại, nghiệp đến để khỏi đến về già, người thường đau khổ khi khó khăn, chướng ngại.
Người tu muốn buông bỏ, sống giản đơn, người thường thích thụ hưởng, giàu có.
Người tu không quan tâm đến ai hiểu lầm hiểu sai để khỏi ai đến làm phiền, người thường thích giải thích chứng minh.
Nên khi người tu nói cái không tốt về người thân không có nghĩa là chê bai nói xấu mà đó là mượn đối tượng nói Pháp, như thế cũng là xả thân cho tam bảo Phật- Pháp- Tăng rồi.
Người có tu hầu như thích ngược lại với người đời.
Ba mẹ vợ mình là người có phước, ăn chay, niệm Phật, công quả ở chùa nhưng vẫn không xuất gia, đó cũng là do căn cơ, nghiệp lực.
Không công phu thiền định khó mà tới nơi tới chốn. Nếu tụng kinh mà giải thoát ghì ngài Gotama đã làm, nếu tu hạnh đầu đà mà giải thoát thì ngài đã không khoanh chân thiền định.