Cuối tuần vừa rồi, đến hẹn lại lên, chuỗi radio “Chỉ tình thương ở lại” ra số mới, tôi đã có những phút giây thật yên lắng để cảm nhậnn những thông điệp đầy nhân ái từ những giọng đọc thân quen… Trong đó, tôi ấn tượng nhất là khi nghe thầy tôi chia sẻ một phần trong câu chuyện về cuộc hành trình “tu bụi” 3 năm ở khắp các làng quê trên đất nước Mỹ, đó chính là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tu hành của thầy.
Tôi đã vô cùng xúc động khi được biết đến câu chuyện về một ngôi làng xa xôi ở tiểu bang California giáp với bang Oregon ở Mỹ, lúc đó là khoảng thời gian mà sóng thần Somali đánh vào Nhật Bản, đó là một trận sóng thần dữ dội nhất, lớn nhất trong lịch sử loài người, nó cướp đi hơn 18.000 sinh mạng người Nhật và xóa sổ đi rất nhiều thị trấn lớn trên bản đồ đất nước Nhật Bản.
Những người dân trong ngôi làng đó họ là những người “Mỹ trắng”, họ không có liên quan gì đến người Nhật cả, nhưng họ thật sự bị rúng động và vô cùng thương xót những người dân Nhật Bản. Và họ muốn làm một điều gì đó thật thiết thực cho những người Nhật đang gặp biến cố rất lớn này.
Họ có 300 hộ dân, họ là những người nông dân sống tác biệt với đô thị huyên náo, thậm chí họ sống rời xa với văn minh công nghệ hiện đại của thế giới loài người.
Họ đã cùng nhau đưa ra một quyết định, một sự thực tập rất kỳ lạ. Đó là:
Trong một tuần lễ, họ quyết tâm không được phép làm 3 việc: không tụ tập tiệc tùng, không shopping, mua sắm bất cứ thứ gì và không ăn chiều.
Họ cũng đưa ra 3 điều nên làm và phải làm: Mỗi người dân trong khu làng sẽ đóng góp 10 đô la, mỗi tối trước khi đi ngủ phải dành ra 10 phút để cầu nguyện, cùng nhau gửi những năng lượng an lành, tích cực cho người Nhật, cứ mỗi hai buổi tối thì họ cùng đến nhà cộng đồng để xem phim tư liệu về văn hóa người Nhật, đặc biệt là tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật mà họ rất ngưỡng mộ.
Nhưng, tại sao họ phải làm như thế?
Nếu như họ là người tử tế thì họ chỉ cần đóng góp tiền, ủng hộ tài chính cho người Nhật là được rồi. Nhưng họ có một cái thấy khác.
Tuy họ không theo bất kỳ một tôn giáo nào nhưng họ lại đọc rất nhiều sách, đặc biệt là sách triết học và nền văn hóa Đông phương và họ cũng theo sát tinh thần của khoa học.
Họ tin vào tần số rung động, trường năng lượng và các yếu tố tinh thần. Nên ngoài việc ủng hộ tài chính ra thì họ muốn thiết lập một vùng từ trường an lành đặc biệt để họ gửi đến cho người Nhật, để ôm ấp, chở che những con người đang suy sụp, đang rệu rã trong thiên tai…
Câu chuyện đó, về những con người “nhà quê” nhưng vô cùng văn minh, tiến bộ và đầy tình người thực sự đã khiến cho tôi vô cùng xúc động và suy ngẫm rất nhiều...
Viết đến đây tôi lại nhớ về một người bạn, cách đây mấy năm, bạn ấy đã đi du lịch xe đạp xuyên Viêt và khi trở về, bạn ấy đã chia sẻ lên những dòng nhật ký của mình: “Khi em đi nhiều, gặp nhiều mảnh đời em sẽ biết cuộc đời cần gì ở em?”
Cuộc đời của chúng ta là những chuyến đi, có chuyến đi ngắn ngủi, và có những chuyến đi thật dài… Nhưng nếu chúng ta không đi, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết!
Ngọc Lắng tâm