“Để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện…”
Đó là cách Cô Spramani Elaun - Giảng viên Mỹ thuật Montessori, đồng thời là Giám đốc sáng tạo Nature of Art (Hoa Kỳ) mở đầu nội dung phần chia sẻ trong buổi hội thảo về Nghệ thuật Trực quan mà tội được có cơ hội tham dự. Cô đã kể lại câu chuyện về cậu bé Elex (chính là con trai cô) và bộ lego xây dựng White House - Nhà Trắng.
Có một lần, cậu bé Elex cứ muốn mua bằng được bộ lego mà cậu rất thích, một món đồ chơi rất đắt tiền mà mẹ cậu không đồng ý, cậu đứng đó năn nỉ mãi và rồi... người mẹ cũng xuôi lòng. Cô đã quyết định mua cho con trai hộp lego to bự đó và hẳn nhiên là cậu bé rất đỗi vui mừng và reo lên với mẹ vì sung sướng, cậu đã mở bung ngay ra hộp quà trong sự háo hức để rồi chỉ lấy duy nhất một mẫu lego nhỏ ở trong đó và biến mất.
- "Chuyện gì vậy?
Tôi đã thật sự điên tiết! - Cô kể lại - Tại sao mẹ lại trả rất nhiều tiền mua hộp lego này cho con để rồi con chỉ lấy có một miếng lego nhỏ và biến mất thế kia?"...
Cậu bé lúc đó đã mang đi, vâng, chỉ duy nhất một mẫu lego vào phòng riêng và để... xây dựng một nhà máy sản xuất kẹo theo sự sáng tạo riêng của tôi (trong sự hụt hẫng và tức giận của người mẹ!)
Và khoảng một tuần sau đó (mọi sự tất nhiên diễn ra không hẳn êm đềm), cậu bé đã hoàn thành nó và chia sẻ cách làm sản phẩm đó lên kênh video riêng của mình…
Lúc đó, mẹ cậu mới nhận ra sự sáng tạo của con trai khi xây dựng nên một nhà máy sản xuất kẹo thay vì xây dựng Nhà Trắng theo mẫu đã có sẵn.
Qua câu chuyện và những dẫn chứng sinh động khác, cô đã phân tích được rất nhiều bài học liên quan đến Nghệ Thuật và những bài học mà tôi rất tâm đắc.
- Lego là kiến trúc đa chiều, nghệ thuật đa chiều (cũng như lĩnh vực tạo hình, thủ công là nghệ thuật ba chiều khác với nghệ thuật phẳng: tô màu, vẽ) trong nghệ thuật trực quan.
- Khi con tập trung sáng tạo ra sản phẩm của mình (như câu chuyện về cậu bé Elex trên) thì cũng là lúc con đã thực hiện 4 bước của mình quy trình nghệ thuật: Khám phá - Tưởng tượng, hình dung - Kiến tạo và Chia sẻ với những người quan tâm.
Trong độ tuổi 0 - 6 thì để nghệ thuật trực quan diễn ra một cách tự nhiên nên rất cần:
Người lớn ĐỪNG BẮT CON LÀM THEO ĐIỀU TÔI MUỐN (cần tôn trọng nhu cầu nội tại của con trẻ).
Người lớn không cần phải là nghệ sĩ, họa sĩ hay giỏi nghệ thuật thì mới dạy đc trẻ bởi giai đoạn này chúng ta KHÔNG DẠY TRẺ MỘT CÁCH TRỰC TIẾP mà nên để TRẺ KHÁM PHÁ
Nghệ thuật KHÔNG CẦN PHẢI CÓ NĂNG KHIẾU, tài năng bẩm sinh mà cần là một thói quen, để tạo nên những kết nối trong não bộ từ nhỏ
Bố mẹ CẦN TẠO MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM tất cả các lĩnh vực trong nghệ thuật trực quan: Tô màu, Vẽ, Tạo hình, Thủ công, Các hoạt động về màu - lý thuyết về màu/pha màu, (Kiến trúc và Thiết kế đồ họa).
Đối với trẻ đặc biệt thì nghệ thuật còn giúp CHỮA LÀNH TÂM TRÍ.
Ngoài ra, cô còn chia sẻ khi trẻ hoạt động nghệ thuật còn hỗ trợ phát triển các khả năng kỹ năng như: giải quyết vấn đề, tự phục vụ, xử lý tình huống,... và người lớn cần hỗ trợ tạo môi trường cho con được tự chủ, tự lập trước các vấn đề mà trẻ gặp phải.
Tránh nói "KHÔNG", "ĐỪNG" mà thay vào đó hãy đặt câu hỏi với trẻ: "TẠI SAO CON MUỐN LÀM VIỆC ĐÓ?"
Nếu là bé nhỏ, sợ bé bị bôi bẩn thì hãy để bé hoạt động với những màu nhỏ khô, những cây cọ nhỏ, giấy nhỏ và thực hiện ở outside (ngoài sân, trên bãi cỏ, dưới gốc cây,...)
Đặc biệt, tôi rất thích chiếc kính lúp mà cô giới thiệu với mục đích để trẻ đc khám phá và hình dung về vật thể trước – đây cũng chính là bước đầu tiên trong tiến trình 4 bước của quy trình nghệ thuật.
“Hãy giúp con để con giúp chính bản thân mình, để con có những trải nghiệm phong phú, mà trải nghiệm thì từ đôi bàn tay và qua các giác quan. bởi:
ĐÔI TAY LÀM CÁI GÌ THÌ TÂM TRÍ KHẮC KHI CÁI ĐÓ!”
Mến chúc các bạn có những phút giây thư giãn tuyệt vời trong nghệ thuật và đồng hành thật hạnh phúc bên những đứa con đáng yêu của mình nhé!
Ngọc Lắng tâm